Công đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 111 tại Geneva
Đăng lúc: 18/06/2023 (GMT+7)
Geneva - Hội nghị Lao động Quốc tế (ILC) lần thứ 111 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) diễn ra từ ngày 4 - 16.6 tại Geneva (Thụy Sĩ) với sự tham dự của đại diện ba bên gồm các Chính phủ, giới chủ và giới thợ từ 187 quốc gia thành viên ILO. Đoàn đại biểu Công đoàn Việt Nam do Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh làm Trưởng đoàn dự và phát biểu tại Hội nghị.
Một số đề xuất với ILO
Là một sự kiện thường niên quan trọng của ILO, chương trình nghị sự của ILC lần thứ 111 tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan đến thế giới việc làm, trong đó, trọng tâm là thúc đẩy công bằng xã hội, chuyển đổi công bằng hướng tới nền kinh tế bền vững và bao trùm, chính sách lao động tập nghề có chất lượng và hệ thống an sinh xã hội.
Tham dự hội nghị, các tổ chức Công đoàn trên thế giới bày tỏ sự quan tâm và mong muốn các bên cùng ILO thúc đẩy các cơ chế bảo vệ người lao động mang tính bao trùm, đầy đủ và hiệu quả thông qua tăng cường các tiêu chuẩn lao động quốc tế về tiền lương, giờ làm việc, chế độ thai sản, bảo đảm việc làm, thanh tra lao động, an toàn vệ sinh lao động, xóa bỏ phân biệt đối xử, trên cơ sở tôn trọng các quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động, góp phần thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc và Chương trình nghị sự về Việc làm thỏa đáng.
Phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh đã chia sẻ những kết quả tích cực Công đoàn Việt Nam đạt được trong nỗ lực thúc đẩy, nâng cao điều kiện làm việc, thu nhập, đời sống cho đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu của đất nước là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong bài phát biểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh đề xuất ILO tiếp tục đặt trọng tâm thúc đẩy xây dựng hòa bình và công bằng trong thế giới việc làm; quan tâm thúc đẩy tăng trưởng xanh, việc làm thỏa đáng và chuyển đổi công bằng, không để ai bị bỏ lại phía sau, hướng tới nền kinh tế và xã hội bền vững với môi trường;
Thúc đẩy thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trên cơ sở lắng nghe tiếng nói, điều kiện thực tế của các quốc gia thành viên, tăng cường đối thoại để giải quyết bất đồng và các vụ việc phát sinh;
Thúc đẩy hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm cho các quốc gia thành viên hướng tới công bằng xã hội, xây dựng hệ thống an sinh xã hội bao trùm, toàn diện và đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng cho tất cả mọi người;
Gắn kết các quốc gia, các đối tác xã hội, các doanh nghiệp, nhãn hàng quốc tế đóng góp, tham gia có trách nhiệm trong việc thúc đẩy công bằng xã hội.
“Công bằng xã hội cho tất cả mọi người”
Trong khuôn khổ ILC lần thứ 111, Hội nghị thượng đỉnh thế giới việc làm năm 2023 với chủ đề “Công bằng xã hội cho tất cả mọi người” được tổ chức từ ngày 14-15.6 với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao của các nước, cũng như các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp, người lao động… đã đề cao vai trò quan trọng của công bằng xã hội trong việc tạo ra một thế giới công bằng và phát triển bền vững hơn, đồng thời thảo luận các chiến lược nhằm tăng cường và thống nhất hành động chung để thúc đẩy công bằng xã hội và đảm bảo sự đồng bộ về chính sách.
Đây là tiền đề để ILO kêu gọi thành lập và ra mắt Liên minh Toàn cầu vì Công bằng Xã hội.
ILC lần thứ 111 là diễn đàn có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quyết tâm của các đối tác ba bên và các quốc gia thành viên ILO khi nhiều sáng kiến mới và các vấn đề lớn liên quan đến người lao động được được quan tâm, thảo luận.
Đặc biệt, Hội nghị đã thông qua Khuyến nghị mới về Lao động tập nghề có chất lượng và văn bản về Điều chỉnh một số nội dung của 15 tiêu chuẩn lao động quốc tế sau khi an toàn vệ sinh lao động được bổ sung vào khung khổ về quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động của ILO.
Trong thời gian tham dự Hội nghị, Đoàn đại biểu Công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tiếp xúc song phương bên lề với các tổ chức Công đoàn quốc tế, Công đoàn quốc gia đối tác.
Qua đó trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động Công đoàn và thúc đẩy quan hệ hợp tác, tình đoàn kết để cùng nhau đại diện và bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động ở mỗi quốc gia.
BAN ĐỐI NGOẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN Các tin khác
- Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
- Công văn phối hợp tuyên truyền vân động hiến mô, tạng
- Ke hoach hoi nghi can bo vien chuc nguoi lao dong nam hoc 2024 2025
- Thông báo về KH tổ chức Chương trình “Vui Tết Trung Thu” năm 2024 cho con VC,NLĐ trong toàn trường
- Giải chạy Tucst running 2024 chào mừng năm học mới 2024 - 2025
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VỚI CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ GIỌNG CA VÀNG BOLERO TUCST
- CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TRAO QUÀ TẾT GIÁP THÌN 2024 "TẾT SUM VẦY - XUÂN CHIA SẺ"
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA THAM GIA THIỆN NGUYỆN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LUẬN KHÊ 1, HUYỆN THƯỜNG XUÂN
- Triển khai giải pháp linh hoạt để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa