kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2023) và ngày Quốc Khánh nước CHXHCN việt nam (2/9/1945 – 2/9/2023)

Đăng lúc: 18/08/2023 (GMT+7)
100%

Cách đây 78 năm, vào tháng 8/1945, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vùng lên đập tan xiềng xích của chế độ thực dân phong kiến và giành lại nền độc lập cho dân tộc. Từ cuộc cách mạng vĩ đại đó, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã đem lại cuộc đời mới tươi sáng cho nhân dân Việt Nam. Từ đây nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 09/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 08/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật.
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4/61945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13/81945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa.
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại cuộc 8/1945. Ảnh: Tư liệu – TTXVN.
         
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.
 
Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.
Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ. 
Ảnh minh họa
 
Thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nguồn sức mạnh to lớn, là tiền đề quan trọng để dân tộc ta liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi này, cách mạng nước ta chuyển sang một bước ngoặt mới, đưa nước ta trở thành một trong những nước đi tiên phong ở Đông Nam Á trong việc xây dựng chế độ mới – chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hoài bão, ước mơ của bao thế hệ người Việt Nam.
Qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã giành, được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đời sống Nhân dân ngày càng nâng cao, không khí dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, văn hóa xã hội không ngừng phát triển. Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước nghèo, chậm phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình; đang thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế...
Công cuộc đổi mới đã đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của tình hình nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của nhân dân ta; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
Tự hào về truyền thống anh hùng của quê hương, đất nước, vận dụng và phát huy tinh thần quật khởi của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, toàn Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; luôn đoàn kết, thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất, xây dựng Đắk Lắk chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh vững mạnh. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh trong đạt 8,5%/năm, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt; quốc phòng, an ninh được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2021, 2022, tỉnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng từ những đợt bùng phát dịch Covid-19, tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, lạm phát gia tăng. Song nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng những nỗ lực của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và sự ủng hộ của người dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 6,3%, năm 2022 đạt 8,94%. Đây là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong năm 2022, Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, với 16/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó có 6 chỉ tiêu nổi bật gồm: tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước đạt 58.355 tỷ đồng, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm 2021; GRDP đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 56,7 triệu đồng/người; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 35.738 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.500 triệu USD, tăng 30,32% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn ước đạt 93.000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 9.152 tỷ đồng, bằng 111,6% KH HĐND tỉnh giao và bằng 137,25% dự toán Trung ương giao, tăng 11,53% so với năm 2021. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, có tốc độ tăng trưởng khá; giá trị tổng sản phẩn nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 21.217 tỷ đồng, tăng 5,66% so với năm 2021. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch duy trì ở mức tăng trưởng khá. Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, giải quyết việc làm và an sinh xã hội, giảm nghèo, chính sách dân tộc tiếp tục được quan tâm thực hiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, giữ vững. 
Phát huy tinh thần cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 và những thành tựu đạt được trong thời gian qua, Đảng, nhân dân các dân tộc Đắk Lắk tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, từng bước xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đạt mức trung bình cả nước; định hướng đến năm 2030 xây dựng tỉnh cơ bản thành trung tâm vùng, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tầm nhìn đến năm 2045 xây dựng tỉnh là trung tâm của vùng Tây Nguyên trên tất cả cả các lĩnh vực, đảm bảo đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân đạt mức khá của cả nước./.
Khánh Trà